2021-04-24 19:42:47
Hiện nay, thuốc trị nứt kẽ hậu môn có nhiều dạng khác nhau từ Đông y đến Tây y với cách sử dụng khác nhau. Các loại thuốc nứt hậu môn – công dụng và cách dùng như thế nào là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bởi vì, thuốc trị nứt kẽ hậu môn không thể tùy tiện sử dụng mà phải dựa vào tình trạng bệnh cụ thể để áp dụng loại thuốc phù hợp. Và những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Trước khi đến với những thông tin về thuốc nứt hậu môn, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về căn bệnh nứt kẽ hậu môn để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc da tại vùng nếp gấp hậu môn bị viêm loét và tạo thành vết nứt có chiều dài khoảng 0,5 – 1cm, vết nứt khó khép lại và gây đau đớn cho người bệnh.
Bệnh này thường gặp ở những ai bị tón bón thường xuyên, vệ sinh hậu môn kém sạch sẽ, lau chùi hậu môn bằng giấy vệ sinh dày và cứng, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi kém khoa học.
Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng đau hậu môn, cơn đau càng nghiêm trọng hơn khi đại tiện nếu người bệnh bị táo bón do phân khô cứng ma sát với hậu môn.
Cơn đau nhức ở hậu môn do nứt kẽ hậu môn thường xảy ra qua 2 giai đoạn:
♦ Giai đoạn thứ nhất: Khi phân đi qua vết nứt, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhưng sẽ hết đau sau 10 – 15 phút, cơn đau sẽ trở lại và kéo dài nhiều giờ rồi tự hết.
Cảm giác đau này sẽ khiến người bệnh sợ hãi mỗi khi đại tiện, thường xuyên nhịn đại tiện, chính điều này lại khiến tình trạng táo bón và bệnh nứt kẽ hậu môn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Người bệnh có thể đại tiện ra máu dính trên phân hoặc máu chảy nhỏ giọt tùy vào tình trạng vết nứt kẽ sâu hay nông, có cảm giác ngứa ngáy hoặc kích ứng xung quanh hậu môn.
♦ Giai đoạn thứ hai: Đến giai đoạn mạn tính, thì cảm giác đau giảm dần vì tình trạng co thắt giảm và tăng trương lực cơ.
Vùng da bị nứt kẽ hậu môn luôn ẩm ướt, xuất hiện phản ứng tăng tiết dịch và viêm xuất tiết gây kích ứng và ngứa ngáy vùng da xung quanh.
Giai đoạn thứ 3: Khi vết nứt hậu môn bị nhiễm khuẩn và viêm loét, vết loét tụ mủ sau đó vỡ ra tạo thành đường rò hoặc lỗ rò, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng rất phổ biến
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó việc sử dụng các loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ.
Vậy nứt kẽ hậu môn nên uống thuốc gì – dưới đây là một số loại thuốc nứt hậu môn thông dụng và được nhiều người sử dụng:
♦ Thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn là một trong những loại thuốc được sử dụng rất phổ biến. Các loại thuốc này có tác dụng tại chỗ, giúp làm giảm các triệu chứng đau rát khó chịu do bệnh gây ra và giúp vết thương nhanh lành hơn.
♦ Phổ biến hơn hết là một số loại thuốc như: Tetracyclin, Nitrogylcerin, Proctolog, Anusol-HC… Tùy trường hợp bệnh nặng nhẹ, vết nứt hậu môn nông hay sâu, triệu chứng cụ thể của bệnh sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc và liều lượng phù hợp.
♦ Trước khi bôi thuốc nứt hậu môn, người bệnh phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ và thấm khô bằng khăn mềm, sau đó bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da có vết nứt.
♦ Bên cạnh các loại thuốc bôi, thuốc Đông y chữa nứt kẽ hậu môn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây dạng uống để điều trị nứt kẽ hậu môn giai đoạn đầu.
♦ Thuốc nứt hậu môn dạng uống có các tác dụng như: Giảm sưng, giảm đau và ngứa ngáy ở hậu môn, kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp các vết nứt nhanh khô miệng và lành lại; nhuận tràng giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn.
Một số loại thuốc nứt hậu môn dạng uống thông dụng mà người bệnh có thể tham khảo:
Các loại thuốc nứt hậu môn – công dụng và cách dùng
♦ Thuốc kháng sinh: Cefixim, Cefadroxil, Cephalexin, Cefazolin… có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm sưng đau, giảm ngứa rát và chảy dịch hậu môn.
♦ Các loại thuốc Nifedipine (Adalat), Diltiazem (Cardizem) và Corticosteroid… giúp tăng độ đàn hồi của niêm mạc hậu môn, ngăn ngừa táo bón, giảm triệu chứng nứt kẽ hậu môn.
♦ Thuốc trị táo bón: Bisacodyl, Duphalac… giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn, không để bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
♦ Thuốc giảm đau: Thường có thành phần Paracetamol giúp giảm đau hậu môn.
Thuốc nứt hậu môn là cách điều trị nứt kẽ hậu môn đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng và hiệu quả. Tuy nhiên, chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu và phải dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
Nếu không biết nứt hậu môn uống thuốc gì thì các bài thuốc Đông y cũng có thể là lựa chọn đáng cân nhắc, bởi vì thành phần của các bài thuốc này thường là thảo dược tự nhiên nên lành tính và an toàn với người sử dụng. Bên cạnh đó còn giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm và đau rát hậu môn, thúc đẩy quá trình phục hồi của hậu môn
Bài thuốc nứt hậu môn điều trị thể âm hư huyết nhiệt
Cơ thể bị âm hư huyết nhiệt là căn nguyên gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn, mặt khác mắc bệnh nứt kẽ hậu môn cũng có thể do táo bón mãn tính. Bài thuốc Đông y trị trị nứt hậu môn thể âm hư huyết nhiệt sẽ căn cứ vào những đặc điểm này để khắc phục các triệu chứng bệnh.
♦ Bài thuốc: 6g hạnh nhân, tỳ bà diệp và đông qua nhân mỗi vị 12g, ma nhân và sinh địa mỗi vị 15g, mạch môn và huyền sâm mỗi vị 20g.
♦ Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm và sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc nứt hậu môn điều trị thể táo nhiệt
Thể táo nhiệt có thể gây táo bón, đại tiện khó khăn, đi ngoài ra máu tươi nên người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, từ đó dẫn đến nứt hoặc rách hậu môn. Người bị nứt hậu môn thể táo nhiệt thường có biểu hiện mệt mỏi, miệng khô đắng do cơ thể thiếu nước. Vì thế, bài thuốc trị thể táo nhiệt sẽ thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy.
Bài thuốc đông y chữa nứt kẽ hậu môn
♦ Bài thuốc: Đại hoàng 9g; mạch môn, hoa hòe, địa du, huyền sâm, sinh địa, mang tiêu mỗi vị 15g.
♦ Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm và sắc uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc nứt hậu môn điều trị thể thấp độc
Cơ thể bài tiết kém có thể gây ra tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn, đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu tươi dính trên phân, nước tiểu có màu vàng đậm và mùi hôi.
♦ Bài thuốc: Ý dĩ 15g; liên kiều, hoàng bá, thương truật, kim ngân hoa, khổ sâm, địa phu tử mỗi vị 10g.
♦ Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc chung và uống mỗi ngày.
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn nên tìm cho mình một địa chỉ y tế uy tín. Với những bệnh nhân ở khu vực TPHCM có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hồng Cường để điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng chỉ với một liệu trình.
Phòng khám thực hiện khám chữa bệnh theo một quy trình nghiêm ngặt với bước thăm khám và chẩn đoán kỹ càng, giúp xác định trình trạng bệnh qua đó có hướng điều trị hợp lý:
► Điều trị bảo tồn: Sử dụng các loại thuốc nứt hậu môn như thuốc uống, thuốc bôi theo toa bác sĩ kê cho bệnh ở giai đoạn nhẹ, giúp vết nứt nhanh lành, bảo toàn cơ thắt hậu môn và tăng lưu thông máu.
► Điều trị bằng phương pháp HCPT: Khi bệnh phát triển đến giai đoạn mãn tính cần được điều trị song song bằng thuốc kết hợp với phương pháp HCPT sử dụng sóng cao tần nhiệt độ thấp giúp loại bỏ viêm nhiễm, tăng tuần hoàn máu kích thích vết nứt nhanh lành.
Phương pháp này mang đến sự hài lòng cho nhiều bệnh nhân bởi những ưu điểm vượt trội: Thời gian cho một lần điều trị chỉ khoảng 15 – 20 phút, không đau và không chảy máu nhiều, không để lại sẹo, bảo toàn chức năng hậu môn, giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát…
Không những điều trị bệnh bằng phương pháp tiên tiến, với các thế mạnh khác như: Máy móc tân tiến được nhập khẩu từ nước ngoài, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, thủ tục khám bệnh nhanh gọn và đơn giản, chi phí hợp lý… phòng khám chúng tôi có thể mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao làm hài lòng người bệnh.
Điều trị hiệu quả bệnh nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp HCPT
Trong thời gian điều trị nứt kẽ hậu môn dù bằng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau:
► Chỉ sử dụng các loại thuốc nứt hậu môn khi đã thăm khám với bác sĩ và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian bác sĩ quy định.
► Dùng thuốc theo toa bác sĩ kê, không được phép tự ý mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cũng không được lạm dụng thuốc để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
► Nếu việc dùng thuốc nứt hậu môn không đạt hiệu quả cao thì nên thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị khác thích hợp và hiệu quả hơn.
► Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều chất xơ và các vitamin, uống nhiều nước để làm mềm phân ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
► Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 40 độ C từ 10 – 20 phút/ lần, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để làm giãn cơ vòng, tăng lưu thông máu và giảm đau rát hậu môn. Bên cạnh đó có thể chườm nóng hậu môn để giảm đau và tăng cường lưu thông máu hiệu quả hơn.
► Nên thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế việc ngồi lâu một chỗ để tránh táo bón và tạo áp lực lên hậu môn.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cần biết về các loại thuốc nứt hậu môn – công dụng và cách dùng. Nếu còn có thắc mắc gì về thuốc hay các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn khác thì hãy click vào bảng chat để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.