6 cách phòng ngừa bệnh trĩ

  Bệnh trĩ mang đến nhiều phiền toái cho người mắc phải. Nhưng có một sự thật là hầu như ít ai để ý đến những thói quen xấu dẫn đến bệnh. Chỉ đến khi bệnh phát tác mới cuống cuồng lên chạy chữa. Do đó, phòng bệnh bao giờ cũng là cách tốt nhất để có cơ thể khỏe mạnh.

Bệnh trĩ là gì?

  Bệnh trĩ là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp, dễ tái phát, gây đau đớn và bất tiện cho bệnh nhân. Bệnh trĩ có 3 loại: Trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp. Trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng vùng hậu môn, thiếu máu, ung thư vùng hậu môn trực tràng và đe dọa tính mạng người bệnh.

   Bệnh trĩ nội

  Là tình trạng các tĩnh mạch trong ống hậu môn – trực tràng bị sưng, hình thành các búi trĩ nằm phía trong ống hậu môn. Bệnh vào giai đoạn nặng các búi trĩ sẽ sa ra ngoài.

  Trĩ nội chia thành 4 cấp độ với những biểu hiện và tác hại khác nhau trong đó cấp độ 4 là cấp độ nguy hiểm nhất và gây khó khăn nhất cho quá trình điều trị.

   Bệnh trĩ ngoại

  Là tình trạng các vùng da tại nếp gấp của hậu môn bị căng và sưng phồng quá mức khi các tĩnh mạch bị chèn ép do viêm nhiễm hoặc tụ máu. Các búi trĩ hình thành ở bên ngoài hậu môn và dễ dàng nhìn thấy, có khi chúng lọt hẳn ra ngoài và sờ tới được.

  Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân sẽ bị chảy máu khi đi cầu, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, đại tiện đau rát, ngứa ngáy…

   Bệnh trĩ hỗn hợp

  Là bệnh kết hợp đồng thời giữa trĩ ngoại và trĩ nội. Khi búi trĩ trong và ngoài ống hậu môn phát triển nặng, chúng sẽ tạo thành một búi trĩ lớn từ trong ra ngoài hậu môn.

  Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây đau đớn, mất máu nhiều, dẫn đến viêm trực tràng, tắt nghẹt hậu môn không đại tiện được, nguy cơ ung thư hậu môn, ung thư trực tràng cao.

Trĩ gồm có mấy loại? biểu hiện như thế nào?

Phòng bệnh trĩ bằng những cách nào?

  Phòng bệnh là yếu tố quan trọng nhằm làm giảm khả năng mắc bệnh cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân. Sau đây là 6 biện pháp cơ bản mọi người có thể áp dụng:

   Tăng cường tập thể dục, tránh làm việc ở một tư thế quá lâu. Đặc biệt là những người ngồi lâu, đứng lâu, công việc ít vận động thì càng nên tham gia luyện tập thể dục các động tác luyện cơ ở hậu môn. Nhằm tăng tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết, giảm thiểu xung huyết ở vùng chậu, cải thiện sự lưu chuyển máu của tĩnh mạch vùng bị trĩ.

   Hình thành thói quen đại tiện buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ăn sáng. Không nên nhịn đại tiện khi có cảm giác muốn đại tiện, và khi đi đại tiện không nên đọc sách báo hoặc quá dùng sức.

Phòng bệnh như thế nào để không mắc bệnh trĩ?

   Kịp thời điều trị viêm hậu môn, viêm đại tràng, các bệnh quanh hậu môn, để tránh các chất dịch tiết kích thích phần hậu môn trực tràng.

   Chú ý điều tiết trong ăn uống. Giảm ăn thức ăn cay nóng, chất kích thích như rượu bia,… Ăn nhiều rau chứa chất xơ như rau cần, rau cải, mật ong, mè đen, quả óc chó để giúp tăng nhu động ruột.

   Chú ý trong nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, lao lực quá độ. Những người thường xuyên dùng máy tính, ngồi đánh bài, thức đêm đến sáng là đối tượng dễ mắc bệnh.

   Sau khi đi tiêu cần lau rửa sạch sẽ hậu môn. Nếu có điều kiện nên rửa bằng nước ấm sẽ tốt hơn.

  Phòng khám bệnh trĩ Quận 5 chuyên khoa hậu môn - trực tràng chuyên chữa trị các bệnh như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, áp xe hậu môn… giúp bệnh nhân thoát khỏi nỗi lo về bệnh tật.

  Phòng khám bệnh trĩ Quận 5 làm việc từ 8h đến 20h mỗi ngày, kể cả ngày lễ và chủ nhật, nên rất thích hợp cho những người bận rộn. Hãy đến phòng khám chúng tôi để được tư vấn và điều trị tốt nhất có thể.